Với hơn 200 triệu người mắc COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang vô cùng lo ngại về tình trạng một số người, chưa được thống kê cụ thể, vẫn đang phải vật lộn với cái gọi là “di chứng kéo dài hậu COVID-19” – còn gọi là “Long COVID-19”.
WHO kêu gọi những người đang chịu đựng hội chứng hậu COVID-19, dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Bởi cho đến nay, “Long COVID-19” vẫn là một trong những “góc khuất” của đại dịch chưa được tìm ra.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO cho rằng: “Hội chứng hậu COVID-19 là điều mà WHO vô cùng lo ngại. WHO công nhận điều này, vì nó thực sự tồn tại.”
Theo bà Kerkhove, trong số những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, có khá nhiều người đang phải chịu những ảnh hưởng lâu dài. Bà nói: “Chúng tôi không biết những di chứng này sẽ kéo dài bao lâu và chúng tôi thậm chí đang phải nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa cụ thể cho những trường hợp này để hiểu rõ hơn và mô tả hội chứng hậu COVID-19 là gì.”
Cho đến nay, rất ít người hiểu nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân, sau khi trải qua giai đoạn cấp tính, thì vẫn liên tục phải chịu đựng các triệu chứng như thở gấp, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức (tên khoa học là sương mù não), rối loạn cơ tim và thần kinh.
Trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng trong chương trình khẩn cấp của WHO, cũng là người đứng đầu nghiên cứu về “Long COVID-19”, bà Janet Diaz cho biết đến nay đã có tới hơn 200 triệu chứng được báo cáo liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, trong đó có cả những hiện tượng như đau ngực, ngứa ran và phát ban. Theo bà Diaz, một số bệnh nhân thậm chí còn có các triệu chứng kéo dài từ giai đoạn cấp tính; một số khác lại bình phục sau đó lại tái phát, với những biểu hiện bệnh xuất hiện và tự biến mất; trong khi một số khác có các triệu chứng chỉ xuất hiện sau khi hồi phục từ giai đoạn cấp tính. Bà Diaz cho biết một số người có biểu hiện bệnh kéo dài 3 tháng, nhưng cũng có những người lên đến 6 tháng, thậm chí có thể có một tỷ lệ nhỏ kéo dài đến 9 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Ngoài việc mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu và kiểm soát hội chứng hậu COVID-19, WHO đang phối hợp để đưa ra các chương trình phục hồi chức năng tốt hơn cho những người bị “Long COVID-19”.
Các chuyên gia nhận định phổi những người bình phục sau nhiễm SARS-CoV-2 có thể trở lại “như bình thường”, khắc phục được tình trạng gắng sức kém (bước nhanh thở hổn hển) sau 6 tháng, nhưng để phổi hồi phục hoàn toàn có thể phải mất đến 15 năm.
Ở những người tổn thương phổi nặng chức năng phổi giảm đi khoảng 20-30%. Do vậy, bệnh nhân xuất viện nên áp dụng các bài tập cho phổi tăng cường thở đồng thời tốt cả cho tim mạch để cơ thể hồi phục từ từ.
Nguồn: Tổng hợp.
Nếu bạn cần hỗ trợ Phục hồi chức năng và tư vấn tâm lý sau khi xuất viện khỏi COVID-19, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 19009204 nhánh 1 hoặc tải ứng dụng 365 Medihome để được các chuyên gia, Bác sĩ tư vấn trực tuyến MIỄN PHÍ trong mùa dịch này. Chúng tôi có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện và cập nhật sự tiến bộ của người bệnh với các bác sĩ vật lí trị liệu thông qua hình thức kết nối video từ xa. Các Bác sĩ và chuyên gia sẽ theo dõi sát sao, hỗ trợ hướng dẫn hàng ngày, tư vấn kịp thời, chính xác, nhanh chóng. Lựa chọn dịch vụ Bác sĩ online trên ứng dụng 365 Medihome là lựa chọn thông minh và cực kỳ cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong thời điểm này. Các chuyên gia/bác sĩ của 365 Medihome sẽ đồng hành chăm sóc bạn liên tục từ sau khi ra viện và hỗ trợ bạn duy trì sức khỏe ổn định, lâu dài. Khi có nhu cầu tư vấn khám chữa bệnh, chỉ cần truy cập vào 365 Medihome và Đặt lịch khám. Tải ngay 365 MEDIHOME – TẠI ĐÂY |