Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giời cứ 3 giây lại có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Cứ 6 giây thì có 1 ca nhồi máu cơ tim và 7 giây lại có 1 trường hợp đột qụy. Những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.
Bệnh tim để lại những hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc và các can thiệp từ y tế, thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phòng ngừa, điều trị và ngăn bệnh tiến triển hay tái phát.
Hãy để Phòng khám đa khoa online 365 online tư vấn và hỗ trợ cho bạn. Với sự chuyên nghiệp của các chuyên gia sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh suy tim nguy hiểm này và cung cấp thông tin về dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch, theo dõi bệnh án điện tử trên app 365 medihome hoàn toàn miễn phí và dễ dàng.
Chế độ ăn cho người bị bệnh tim mạch
– Hạn chế ăn nhiều thức ăn có chứa cholesterol: trứng được xem là thực phẩm giàu cholesterol, nên ăn ít để tránh các vấn đề về tim mạch. Trong trứng có chứa lutein và zeaxanthin là hai chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên nên sử dụng vừa phải và không nên lạm dụng.
– Ăn vừa đủ no: Để tránh bị thừa cân và phòng ngừa bệnh tật, mỗi người nên ăn vừa đủ no, không ăn nhiều, ăn cố.
– Hạn chế chất béo xấu: Lượng chất béo xấu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh tim chỉ nên chiếm 20-30% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Việc ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là từ động vật, sẽ làm tăng lượng Cholesterol trong máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông khiến lòng động mạch vốn hẹp do xơ vữa dễ dàng bít tắc dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nên sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật, hạn chế các món chiên xào, tăng cường các món luộc, hấp.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự cân bằng giữa lượng nạp vào của axit không bão hòa, cụ thể, các axit béo omega-3 cần chiếm 1-2% tổng năng lượng nạp vào và các axit omega-6 cần chiếm 5-8% tổng lượng năng lượng nạp vào hàng ngày.
Tiêu thụ cá thường xuyên (1-2 lần/tuần) được khuyến cáo để giúp bảo vệ bệnh mạch vành và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Bảng phân chia chế độ ăn nên/hạn chế:
Thực phẩm chứa protein nên chọn | Thực phẩm chứa protein nên tránh hoặc hạn chế |
Các sản phẩm từ sữa ít béo, ví dụ sữa tách béo hoặc ít béo (<1%), sữa chua và phô mai | Sữa không tách béo |
Cá, đặc biệt là cá nước lạnh như cá hồi | Nội tạng động vật |
Thịt da cầm bỏ da | Mỡ động vật, thịt lẫn mỡ |
Cây họ đậu | Sườn heo |
Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ | Xúc xích |
Thịt nạc | Thịt xông khói |
Trứng | Thịt chiên hoặc tẩm bột chiên |
Ngoài chế độ ăn, việc luyện tập thể thao cũng rất tốt với người mắc bệnh tim mạch. Hãy cố gắng luyện tập 30 phút/lần, 4-6 lần/tuần. Các bài tập thích hợp với người bệnh tim mạch bao gồm: đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà, cắt cỏ…
– Ăn ít đường: Đường là chất cung cấp một lượng lớn gluxit và calo, không có vitamin và khoáng nên được gọi là chất chứa “calo rỗng”. Người thường xuyên ăn nhiều đường sẽ phát triển bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường…
– Ăn ít muối: Luôn được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn mặn là rất có hại, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp. Dữ liệu từ rất nhiều quốc gia cho thấy rất nhiều người tiêu thụ lượng muối cao gấp nhiều lần so với mức khuyến nghị nạp ít hơn 5gam một ngày của WHO năm 2011. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận, suy tim và xuất hiện các cơn đau tim.
Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị bệnh suy tim, cao huyết áp, tức phải hạn chế muối, tất nhiên ngoài việc hạn chế sử dụng muối khi chế biến thức ăn còn phải loại bỏ tất cả thức ăn có nhiều muối natri ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
– Bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng: Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
– Hạn chế uống rượu, bia: Y học đã chứng minh việc nghiện rượu, bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Với hệ tim mạch, rượu gây tổn thương cơ tim, tăng kích thước tim, giảm khả năng đẩy máu của tim, đồng thời rượu làm giãn các mạch máu ngoại vi, máu dồn ra ngoài da nhiều hơn.
– Không hút thuốc lá: Thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch, thuốc lá ảnh hưởng rất xấu tới huyết áp, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, thúc đẩy hình thành cục máu đông và tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến, suy tim… dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng nề.
– Uống nước vừa đủ theo nhu cầu của bản thân: Đối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài để giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây ra triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng “ngộ độc nước”, biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Vì vậy, người bị bệnh tim mạch nên uống nước với lượng vừa phải mà cơ thể chấp nhận được.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình bằng cách khám tổng quát 6 tháng một lần tại bệnh viện hoặc tại liên minh các phòng khám uy tín ở Việt Nam. Nếu bạn có những biểu hiện về bệnh hãy đặt lịch khám với Phòng khám đa khoa online 365 medihome – các chuyên gia sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, người bệnh chỉ cần ngồi tại nhà và đươc khám bệnh trực tiếp qua video call hoàn toàn miễn phí, qua app 365 medihome. Hoặc gọi đến tổng đài hỗ trợ y tế 19009204 nhánh 1 để được tư vấn!