Các bệnh về tim mạch thường gặp, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe như: bệnh vành mạch, tai biến mạch máu não, tim bẩm sinh, viêm cơ tim, động vành mạch ngoại biên, van tim hậu thấp tim, phình động mạch chủ bóc tách.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam. Biết rõ một số triệu chứng các bệnh tim mạch thường gặp sẽ là cơ sở giúp mỗi người nhận biết bệnh sớm hơn. Từ đó thăm khám và tầm soát bệnh kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  1. Bệnh mạch vành

Nguyên nhân: Bệnh tim mạch vành là bệnh do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa. Tình trạng này khiến cơ tim bị thiếu dưỡng khí và gây ra các cơn đau thắt ngực. Đặc biệt, nếu tần suất cơn đau ngày càng tăng, cường độ càng nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và các tổn thương vĩnh viễn ở tim.

Bệnh mạch vành tuy để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách: không ăn quá mặn, nhiều chất béo, chất ngọt, rèn luyện thể thao và tầm soát tim mạch định kỳ.

Triệu chứng:

  • Cảm giác nặng ngực, khó thở.
  • Xuất hiện cơn đau thắt ngực bên trái khi xúc động, gắng sức. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng.
  • Nhức đầu, chóng mặt.

2. Bệnh tai biến mạch máu não 

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này: Các thể tai biến mạch máu não hay gặp nhất bao gồm nhồi máu não, co thắt mạch máu não, vỡ mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua,…và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm bệnh nhân tử vong trong vòng 1 – 2 giờ.

Những dấu hiệu nhận biết dễ nhất của tai biến mạch máu não:

  • đau đầu dữ dội
  • chóng mặt
  • tay chân yếu
  • liệt chi và rơi vào hôn mê
  • Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào thể tai biến gặp phải. Ở thể nặng, bệnh nhân có thể hôn mê sâu, tỉ lệ tử vong lên đến trên 50%.

3. Bệnh tim bẩm sinh

Những biểu hiện bằng tình trạng khó thở, khò khè kéo dài, thở nhanh và khi hít vào lồng ngực bị rút lõm sâu; trẻ hay bị viêm phổi, tím môi và các đầu ngón chân ngón tay, da tím tái, bị suy dinh dưỡng nặng…

4. Bệnh viêm cơ tim
Bệnh viêm cơ tim sẽ gây ra đột tử và có thể xảy ra ở những người khoẻ mạnh không bị bệnh tim trước đó. Khi cơ thể mệt mỏi các siêu vi trùng sẽ xâm nhập và tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, hoóc-môn tuyến giáp tăng… và có thể dẫn đến suy tim khiến bệnh nhân tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa bệnh bạn cần giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, khi mệt phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức, không để nhiễm hóa chất. Đăc biệt, khi bị bệnh bướu cổ cường giáp cần phải điều trị triệt để.

5. Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên hay còn gọi là bệnh: 

– Bệnh Buerger là tình trạng viêm 3 lớp thành động mạch, hay gặp ở những bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi, và nghiện thuốc lá nặng. Bệnh kéo dài nhiều năm, và bệnh nhân cuối cùng đều phải đoạn chi nhất là chi dưới với tỉ lệ khoảng 95% chỉ sau 5 năm mắc bệnh.

– Viêm và tắc động mạch do xơ vữa động mạch: xảy ra ở những người bị cao huyết áp kèm rối loạn chuyển hóa mỡ gây tổn thương lớp nội mạc với những mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, dẫn đến thiếu máu ngoại vi.

Những biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên:

  • đi lặc cách hồi,
  • bệnh nhân khi đi bộ bị đau nhói sau bắp chân và phải ngồi nghỉ khoảng 5 – 10 phút mới có thể đi lại được.
  • Các cơn đau sẽ ngày càng tăng lên thậm chí đau cả khi nghỉ ngơi và xuất hiện những vết loét,
  • hoại tử của chi…

6. Bệnh van tim hậu thấp tim

Nguyên nhân dẫn đến bệnh van tim hậu thấp tim do bệnh nhân nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Khi bị loại vi trùng tấn công, cơ thể sẽ sinh kháng thể chống lại nó tuy nhiên các kháng nguyên này lại có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim.

Do đó khi kháng thể tấn công vi trùng nó cũng đồng thời làm tổn thương mô khớp và van tim, làm khớp bị sưng lên, còn van tim bị biến dạng gây ra hẹp hở van tim. Từ đó dẫn đến suy tim, gây ứ huyết tại gan, làm suy chức năng gan.

Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, sau khi bị viêm họng có sốt là tình trạng mệt, khó thở… và nếu không điều trị đúng có thể gây ra suy tim và tử vong. Phương pháp điều trị bệnh van tim hậu thấp gồm phẫu thuật nong van với dụng cụ hoặc mổ tim mở với sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.

7. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim khiến tim đập quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút)

Triệu chứng điển hình:
  • Tim đập nhanh/chậm bất thường
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Cảm giác hồi hộp, lo lắng
  • Cảm giác ngực bị đè nén

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Chính vì vậy mỗi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và nên đi thăm khám bệnh về tim mạch định kỳ, nhất là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.