Với những người viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì để giúp giảm tiết acid đồng thời làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Vậy bệnh nhân viêm loét hành tá tràng nên ăn gì để có sức khoẻ tốt?

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến. Các triệu chứng của bệnh khởi phát khi dạ dày tăng tiết dịch vị, dẫn đến hiện tượng bào mòn, gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc.

Viêm loét dạ dày có thể tiến triển tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, dạ dày còn là cơ quan trực tiếp tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn, do đó bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giúp giảm áp lực lên cơ quan này, đồng thời bảo vệ ổ viêm, loét, cải thiện các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,…

Theo các bác sĩ chuyên môn, ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì một số nhóm thực phẩm và thức uống có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, bảo vệ ổ loét, viêm và tăng cường hoạt động tiêu hóa tốt hơn.

Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như:

  1. Các loại rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, nước và vitamin. Nhóm thực phẩm này được khuyến khích bổ sung để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngừa chứng táo bón, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Các loại rau xanh còn có nồng độ PH kiềm có khả năng trung hòa axit dạ dày, hạn chế quá trình bài tiết quá nhiều dịch vị, đồng thời bảo vệ ổ loét.

Hơn nữa, trong các loại rau xanh còn có nồng độ PH kiềm có khả năng trung hòa axit dạ dày, hạn chế quá trình bài tiết quá nhiều dịch vị, đồng thời bảo vệ ổ loét. Thực tế cũng cho thấy, bổ sung rau xanh thường xuyên sẽ cải thiện kích thước ổ loét, phòng ngừa các biến chứng, từ đó làm giảm tần suất cơn đau dạ dày.

Bên cạnh tác dụng với cơ quan tiêu hóa và dạ dày thì các vitamin có trong rau xanh và hoạt chất chống oxy hóa còn giúp làm sạch mạch máu, hạn chế hiện tượng tích tụ chất béo, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, men gan cao và một số bệnh lý mãn tính khác.

Một số loại rau tốt cho người bị viêm loét dạ dày như: Rau bina, cải xoăn, rau mồng tơi, giá đỗ, rau đay, bắp cải, rau khoai,…

  1. Nhóm thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Các chất béo lành mạnh như Omega 3, vitamin E, axit oleic,…Mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa. Khi được dung nạp vào cơ thể, các hoạt chất này sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời ngăn chặn quá trình bào mòn vết viêm loét dịch dịch vị, giúp làm giảm cơn đau, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn mửa,…

Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi các mô tổn thương, tăng độ bền thành mạch và chống viêm. Khi được tiêu hóa, chất béo này sẽ di chuyển đến ruột và tham gia vào quá trình tạo khuôn phần, giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài.

Do đó, đối tượng mắc chứng viêm loét dạ dày và gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khác như khó tiêu, táo bón, đầy bụng,…Nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như hạt hạnh nhân, bơ, cá hồi, cá thu, dầu ô liu,…

  1. Các thực phẩm giàu tinh bột

Đây là nhóm thực phẩm chính có trong bữa ăn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm giàu tinh bột thường sẽ có kết cấu mềm, dễ dàng tiêu hóa và hạn chế gây áp lực lên dạ dày

Đây là nhóm thực phẩm chính có trong bữa ăn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể

Ngoài ra, tinh bột chứa trong nhóm thực phẩm này có có khả năng bao phủ, bảo vệ ổ viêm loét, góp phần ngăn chặn axit dịch vị xâm lấn vào các mô dẫn đến hiện tượng bào mòn và vỡ tĩnh mạch.

Tăng cường bổ sung tinh bột mỗi ngày sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để hoạt động và nâng cao sức đề kháng. Trên thực tế, người có thể trạng tốt hơn sẽ phát sinh các triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn so với người có hệ miễn dịch suy giảm, gầy yếu.

Một số loại thực phẩm giàu tinh bột mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như gạo, bánh mì, yến mạch, khoai tây, bột sắn, khoai lang,…

  1. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao

Chất chống oxy hóa thường có nhiều trong các loại trái cây, rau xanh, nấm, các loại hạt,…Thành phần này hỗ trợ bảo vệ tế bào, giảm viêm, tiêu trừ gốc tự do và tăng tốc độ phục hồi các mô tổn thương.

Tuy không tác động trực tiếp lên dạ dày như các nhóm thực phẩm trên, nhưng việc bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ làm giảm viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh các lợi ích đối với dạ dày, nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa, giúp làn da mịn màng hơn, đồng thời hạn chế các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, suy gan, xơ gan, tiểu đường,…

  1. Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lên men với hàm lượng probiotics dồi dào, cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hoạt động của cơ quan này tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, các thành phần trong sữa chua còn có tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm, loét dạ dày hiệu quả.

Các thành phần trong sữa chua còn có tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm, loét dạ dày hiệu quả

Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, tiêu trừ các vi khuẩn có hại ở dạ dày và đường ruột.