Hầu như ai cũng từng trải qua cảm giác đau đầu một lần trong đời. Đôi khi, cơn đau đầu chỉ làm chúng ta khó chịu chốc lát nhưng có cơn đau gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy khi nào đau đầu là thông thường và khi phải đi cấp cứu, cách điều trị như thế nào?
Đau đầu tác động tới cơ thể như thế nào?
Đau đầu có thể đi từ mức chỉ gây khó chịu đến mức gây nguy hiểm. Những cơn đau đầu có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và có thể khiến các bệnh nhân Đau đầu thường được chia thành hai loại là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát:
- Đau đầu nguyên phát là những trường hợp không liên quan đến một bệnh nào đó.
- Đau đầu thứ phát là đau đầu xuất phát từ chứng bệnh nào đó.
Hiệp hội đau đầu quốc tế đã chỉ ra nguyên nhân dẫn tới hơn 200 thể dạng đau đầu nguyên phát phần lớn là do căng thẳng.
Bệnh đau đầu xảy ra ở tất cả các lứa tuổi và giới tính. Trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng bởi đau đầu. Phụ nữ thường dễ bị đau đầu hơn nam giới, nhưng một số loại đau đầu lại xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới.
Đau đầu phát triển như thế nào?
Đau đầu không phải do đau trong não bởi không có thụ thể thần kinh nào cảm nhận được cơn đau trong mô não. Đau đầu là cơn đau bắt đầu ở các dây thần kinh cảm giác, cơ, mạch máu gần não, da đầu, cổ và mặt.
Đau đầu cũng có thể do phù nề hoặc căng cơ ở các dây thần kinh cảm giác, cơ, mạch máu gần não, da đầu, cổ và mặt khiến dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Hành động gây đau đầu khi chuyển động thường không rõ ràng, nhưng có thể do các nguyên nhân sau:
- Uống rượu
- Ăn một loại thực phẩm nào đó
- Có bệnh hoặc tình trạng y tế
- Ngủ không đủ giấc
- Thiếu dinh dưỡng
- Làm việc nhiều giờ, đặc biệt là với máy tính
- Bỏ bữa
- Nghiến chặt hàm
- Trải qua căng thẳng
Đau đầu có thể tiến triển đột ngột hoặc dần dần và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại đau đầu. cần phải cấp cứu.
Đau đầu – Khi nào cần phải đi cấp cứu?
Trong một vài trường hợp, đau đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp cơn đau đầu xảy ra bất thường, đột ngột, đau dữ dội thì khi đó cần phải đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để cấp cứu.
Cần áp dụng sơ cứu nếu thấy người bệnh có các dấu hiệu:
- Co giật
- Nói chậm, tê đột ngột hoặc không thể di chuyển bình thường
- Cổ cứng, lú lẫn hoặc sốt
- Nếu vừa bị tác động, chấn thương vào đầu
- Đau tai hoặc mắt
- Ngất xỉu hoặc mất ý thức
- Nôn mửa hoặc buồn nôn không có lý do rõ ràng
- Mất thị lực kéo dài
- Khó thở
Những triệu chứng kể trên là dấu hiệu thông báo người bệnh có thể gặp các vấn đề lớn về sức khỏe như: đột quỵ, viêm màng tủy sống hoặc một phình mạch não…
Trẻ em bị đau đầu tái phát và những người có bệnh lý nền bị đau đầu cũng nên đi khám bác sĩ.
Đau đầu có thể nhẹ, dữ dội, kéo dài hoặc hết trong vài giờ. Mỗi loại đau đầu có các triệu chứng và vùng khu trú riêng.
Đau đầu dạng căng thẳng, đau nửa đầu và đau đầu từng cụm là một trong những chứng đau đầu nguyên phát được biết đến và phổ biến nhất, không liên quan đến tình trạng bệnh lý nền.
Một số loại bệnh đau đầu
*Đau đầu dạng căng thẳng
Đau đầu dạng căng thẳng là một cơn đau đầu phổ biến, chỉ xảy ra khi các cơ da đầu và cổ trở nên căng cứng (do tinh thần căng thẳng, sợ hãi…). Đau đầu dạng căng thẳng khác các dạng đau đầu khác ở chỗ: cơn đau không phải đau nhói ở mức độ trung bình đến nặng ở trán, da đầu và cổ.
Đau đầu dạng căng thẳng còn được gọi là đau đầu do stress hoặc đau đầu do co cơ. Đau đầu dạng căng thẳng có xu hướng bắt đầu ở tuổi thiếu niên và đạt đến đỉnh khi các bệnh nhân ở độ tuổi 30. Phụ nữ có nhiều khả năng bị đau đầu dạng căng thẳng hơn nam giới.
Các triệu chứng đau đầu dạng căng thẳng:
- Người bệnh thường cảm thấy đau mơ hồ hoặc âm ỉ ở hai bên đầu, vùng thái dương.
- Người bệnh có thể có cảm giác nặng tức hoặc căng cơ ở phía trước mặt hoặc đầu hoặc trong vùng đeo băng đô xung quanh đầu.
Nguyên nhân của đau đầu dạng căng thẳng:
- Do co thắt cơ ở da đầu, hàm, cổ và vai.
- Làm việc quá sức, thiếu ngủ (gồm cả ngưng thở khi ngủ).
- Bỏ bữa hoặc uống rượu
- Stress và lo lắng
*Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một cơn đau đầu tái phát gây ra đau nhói từ trung bình đến nặng và đau ở một bên đầu hoặc có thể gặp các triệu chứng khác. Đau cổ liên quan đến chứng đau nửa đầu là và có thể bắt đầu trước hoặc trong một cơn đau nửa đầu.
Hầu hết mọi người không thể làm việc hoặc hoạt động bình thường trong cơn đau nửa đầu, và cần được nghỉ ngơi tại giường cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.
Đau nửa đầu là loại đau đầu nguyên phát phổ biến thứ hai, cứ 7 người Mỹ thì có 1 người bị ảnh hưởng.
Chứng đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, với phụ nữ từ 18 đến 44 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trẻ em cũng có thể bị đau nửa đầu. Đau đầu xảy ra trong khoảng thời gian kinh nguyệt của phụ nữ hoặc trong thời kỳ rụng trứng được gọi là chứng đau nửa đầu kinh nguyệt.
Một số ít người bị chứng đau nửa đầu sẽ nhận được một dấu hiệu cảnh báo về cơn đau nửa đầu sắp tới. Cảnh báo trước này có thể là những hình ảnh của đèn nhấp nháy, cảm giác râm ran như kiến bò hoặc khó nói…
Cơn đau nửa đầu có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố như: do ăn một số loại thực phẩm, thay đổi thời tiết, giấc ngủ bị gián đoạn và bỏ qua một bữa ăn.
*Đau đầu từng cụm
Đau đầu từng cụm là dạng đau đầu tồi tệ nhất và tiến triển nhanh chóng. Cơn đau thường đạt đến đỉnh và giữ ở mức độ nghiêm trọng trước khi giảm dần. Đau đầu từng cụm thường thấy ở một bên đầu hoặc xung quanh một mắt, gây sâu bên trong hoặc đau buốt. Nghẹt mũi có thể đi kèm với cơn đau đầu. Mũi hoặc mắt bị ảnh hưởng có thể bị sưng hoặc đỏ.
Các bệnh nhân có thể trở nên kích động trong cơn đau đầu, và cảm thấy cần phải di chuyển xung quanh hoặc tránh xa những người khác.
Đau đầu từng cụm là đau đầu nguyên phát ít gặp nhất và thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Những người từ 20 đến 50 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Đau đầu từng cụm thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, nên đôi khi chúng được quy kết một cách không chính xác là do dị ứng.
*Các dạng đau đầu khác
- Đau đầu do các bệnh xoang. Các triệu chứng thường bao gồm đau liên tục ở trán, xương gò má hoặc sống mũi. Người bệnh có thể bị sưng ở mặt và cảm giác đầy tai.
- Đau đầu hồi ứng. Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây ra đau đầu hồi ứng. Thay vì giảm đau, thuốc lại gây đau đầu.
- Đau đầu mạn tính hàng ngày. Cơn đau nói chung ở mức vừa nhưng liên tục, trên đỉnh hoặc hai bên đầu. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn có thể bị đau đầu mạn tính hàng ngày.
Điều trị và phòng ngừa đau đầu
Trong khi đau đầu nhẹ thường có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn thì giảm đau đầu mức độ nặng thường đạt được kết quả tốt nhất với sự giúp đỡ của bác sĩ.
Một số loại thuốc theo toa có thể làm giảm cơn đau, và bác sĩ cũng có thể giúp từng bệnh nhân học các kỹ thuật để giảm căng thẳng. Giảm căng thẳng là một yếu tố chính trong đau đầu, giúp ngăn ngừa đau đầu xảy ra.
Đến gặp bác sĩ điều trị đau đầu
Đi khám bác sĩ điều trị là điều đầu tiên cần làm đối với người bị đau đầu. Người bệnh cần hỏi bác sĩ về kinh nghiệm điều trị đau đầu của bác sĩ và tìm hiểu cách tiếp cận tổng thể để điều trị bệnh đau đầu có hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh cần phải làm xét nghiệm máu, chụp X-quang và MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) thường được thực hiện. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chuyển bệnh nhân đến một chuyên gia khác, tùy thuộc vào loại đau đầu và các vấn đề sức khỏe khác của người bệnh.
Bác sĩ chăm sóc chính cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến một trong những chuyên gia khác:
- Bác sĩ nhãn khoa nếu đau đầu ảnh hưởng đến mắt
- Bác sĩ dị ứng hoặc bác sĩ tai mũi họng nếu đau đầu do các bệnh xoang
- Chuyên gia đau đầu
- Các bác sĩ nắn chỉnh cột sống hoặc chấn thương chỉnh hình khi liên quan đến các động tác của cột sống.
Người bệnh nên làm một quyển nhật ký ghi lại diễn biến bệnh đau đầu của mình và chia sẻ lại với bác sĩ để bác sĩ có thể chẩn đoán loại đau đầu và xác định phương pháp điều trị tốt nhất. Nhật ký nên mô tả mức độ nghiêm trọng và thời gian dài bao lâu. Theo dõi thực phẩm, giấc ngủ, thời tiết và thời gian chu kỳ kinh nguyệt (đối với phụ nữ)…
Một quyển nhật ký đau đầu có thể giúp cả bác sĩ và bệnh nhân xác định chính xác các yếu tố gây đau đầu. Nếu đau đầu xảy ra thường xuyên khi làm việc với máy tính thì thực hiện các điều chỉnh môi trường làm việc, nghỉ nhiều hơn hoặc mua kính mới có thể được cân nhắc.
Chiến lược giảm đau không dùng thuốc
Thuốc thường chỉ là một phần của kết quả điều trị thành công cho những cơn đau đầu dữ dội. Nhiều người thấy rằng chỉ cần nằm xuống hoặc ngủ trưa là có lợi trong điều trị đau đầu.
Vì căng thẳng và lo lắng thường là yếu tố nguy cơ, nên các kỹ thuật giảm căng thẳng cũng thường được khuyên dung đối với bệnh nhân bị đau đầu
Liệu pháp thư giãn có thể mang lại cho bệnh nhân đau đầu cảm giác kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của họ.
Ngoài phương pháp sử dụng tây y, điều trị bệnh đau đầu còn có thể sử dụng các biện pháp sau bao gồm:
– Châm cứu
– Thảo dược trị liệu
– Mát xa, thiền, Yoga
Người bị đau đầu có thể sử dụng một số cách giảm đau đơn giản khác tại nhà như: túi chườm nóng hoặc lạnh, hoặc hướng dòng nước nóng vào sau gáy.
Thực hành các thói quen lành mạnh nói chung, bao gồm tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc cũng giúp giảm căng thẳng, đau đầu.
Nguồn: Suckhoedoisong