Suy giảm trí nhớ là một vấn đề không nên xem nhẹ, vì trí nhớ của một người gắn liền với nhiều chức năng khác của não. Ngay cả những người trẻ khỏe mạnh cũng cần phải cải thiện trí nhớ.

Một số thói quen lối sống và tình trạng sức khỏe thường liên quan đến việc suy giảm nhận thức và trí nhớ như: Bệnh tim hoặc tiểu đường; ăn một chế độ ít chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh nhưng lại ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn; các vấn đề về nội tiết tố tuyến giáp, testosterone và estrogen; căng thẳng mãn tính.

Quá nhiều căng thẳng thực sự có thể làm hỏng các tế bào não do ảnh hưởng của nó đến mức độ hormone, viêm nhiễm và các vấn đề đường ruột; đang dùng một số loại thuốc như kháng histamin, an thần và hướng thần; lối sống ít vận động; mất cân bằng giữa công việc và thời gian giải trí hoặc không đủ thời gian để thư giãn; cô đơn và có ít mối quan hệ thân thiết.

Các hoạt động hằng ngày tại nhà có thể giúp ích cho người bị suy giảm nhận thức, giữ cho tinh thần tích cực, cung cấp cơ hội để giao tiếp và giữ vững các kỹ năng tinh thần và thể lực. Tuy nhiên cũng cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với thói quen hằng ngày của bệnh nhân.

  1. Xây dựng sự thân quen

Các hoạt động hiệu quả nhất khi người bệnh đã có mối thích thú từ trước. Ví dụ, nếu họ thích làm vườn hoặc nấu ăn, họ sẽ thích tham gia các hoạt động đó

  1. Hãy linh động

Hãy đề nghị người bệnh làm các công việc đơn giản. Ví dụ một người không thể làm bánh theo công thức thì vẫn có thể giúp đỡ bằng cách yêu cầu họ trộn hỗn hợp; hoặc một người thích làm vườn có thể giúp đỡ cắt lá hoặc gieo hạt giống, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.

Nếu người đó có sở thích như vẽ tranh, sưu tầm tem hoặc đan len bạn có thể giúp họ chuẩn bị các phụ kiện để họ tiếp tục hoạt động theo sở thích  đó. Họ có thể làm không tốt như trong quá khứ. Nhưng  không nên phê bình hoặc sửa sai và theo dõi họ khi họ làm không thành công. Nếu mọi việc trở nên quá khó khăn, hãy cố gắng thay đổi hoạt động, ví dụ như giúp  bệnh nhân xem và sắp xếp lại các bức vẽ cũ trong bộ sưu tập; hoặc nhìn và nói chuyện về các mẫu đan len cũ mà họ còn giữ.

Một vài người có thể cần một vài chỉ dẫn ngắn (ví dụ: “cầm muỗng ở đây”, sau đó “bỏ vào cái tô”, sau đó “bạn có thể trộn hỗn hợp”)

  1. Tập trung vào sự thích thú

Một hoạt động với kết quả cuối cùng có thể đem lại cảm giác thỏa mãn; ví dụ, một đám lá có thể xếp gọn lại và tạo một đóm lửa, hoặc nướng thành công chiếc bánh. Nhưng nếu bạn thấy người đó không thích thú với hành động, đừng bắt họ phải hoàn thành nó, bất kể đó là hành động họ thích trong quá khứ. Có thể sở thích của họ đã thay đổi. Kết quả cuối cùng có thể đem lại sự thỏa mãn nhưng sự thích thú với công việc mới là sự ưu tiên.

  1. Tham gia công việc

Một người thường sẽ thích tham gia một việc nếu có bạn cùng tham gia một cách nhiệt tình. Năng lượng của bạn sẽ khuyết khích họ. Ví dụ như giải ô chữ, xếp hình nhiều trò chơi như chơi cờ hoặc domino. Họ có thể thích bạn đọc sách hoặc báo cho họ nghe, hoặc nhìn các thứ gợi nhớ kỷ niệm, như một chương trình bóng đá cũ. Bạn có thể cùng họ nghe nhạc hoặc xem phim. Nếu có những bộ phim, chương trình TV hoặc video cùng với sở thích của họ  ví dụ như, thế giới hoang dã, du lịch hoặc thể thao) điều này có thể đem đế sự thích thú và giúp họ giao tiếp nhiều hơn.

  1. Albums kí ức

Một cách khác để giữ sự giao tiếp và hành động là tao nên một album kí ức của người đó; ví dụ, sử dụng hình ảnh, thiệp và các mẫu báo để cho họ thấy chính bản thân họ và các sự kiện ở những năm trước cuộc đời họ, cho đến thời điểm hiện tại. Bạn có thể tiếp tục thêm vào đó; ví dụ, bạn có một dịp đặc biệt trong gia đình, hoặc một cuộc thăm hoặc nghỉ lễ mà người đó thích thú. Cùng nhau tạo nên một album có thể là một hoạt động thích thú cho cả bạn và người đó. Dãn nhãn các thứ trong album với chữ dễ đọc để người đó có thể xem lại nếu họ muốn. Bạn có thể nhận được những lời khuyên làm thế nào để tạo album ký ức từ các cơ quan từ thiện.

Kí ức có thể được kích thích từ những vật thân quen, như đồ trang sức hoặc đồ chơi, hoặc một thứ với mùi thơm; ví dụ như túi hoa oải hương. Bạn có thể sử dụng những thứ này để khơi gợi kí ức cũng như một cuốn album

  1. Hoạt động với người khác

Các bệnh nhân sa sút trí tuệ và người chăm sóc thường thích tham gia các hoạt động địa phương, như Café Sa sút trí tuệ hoặc các nhóm hát hoặc nhóm làm vườn. Những hoạt động này cho họ cơ hội được nói chuyện với  những  người cùng cảnh ngộ.

  1. Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa

Một khía cạnh quan trọng của việc cải thiện trí nhớ là cung cấp nhiên liệu cần thiết cho não để bảo vệ khỏi bị hư hại (như các gốc tự do và stress oxy hóa) và hoạt động tốt nhất. Đó là lý do tại sao ăn một chế độ ăn uống chống oxy hóa là một trong những cách tự nhiên để cải thiện trí nhớ.

Một chế độ ăn uống nhằm mục đích bảo vệ chức năng nhận thức nên là một chế độ ăn có chứa nhiều chất chống oxy hóa (trái cây và rau quả nhiều màu sắc) cùng với protein, chất béo lành mạnh và các thành phần chống oxy hóa từ thảo mộc. Một số thực phẩm tốt cho não, hỗ trợ sự tập trung và trí nhớ, chẳng hạn như:

  • Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, bơ, dừa, hạt óc chó, lòng đỏ trứng, hạt lanh…;
  • Thực phẩm chống oxy hóa cao: Rau lá xanh, ớt chuông, hành tây, trái cây họ cam quýt, quả mọng, bông cải xanh, ca cao đen, nghệ, rau thảo mộc thơm…;
  • Cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu, cá mòi, cá trích…;
  • Siêu thực phẩm: Cỏ lúa mì, rong biển;
  • Trà xanh và cà phê vừa phải;

  1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh trong các nghiên cứu là có giúp bảo vệ trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Tập thể dục còn giúp não luôn nhạy bén bằng cách:

  • Tăng cường lưu thông máu và oxy đến não;
  • Tăng cường khả biến thần kinh;
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh;
  • Giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn chuyển hóa có thể góp phần làm mất trí nhớ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch;
  • Xây dựng khả năng phục hồi chống lại căng thẳng, mệt mỏi;
  • Giải phóng endorphin chống trầm cảm;
  • Các bài tập thể dục như đi bộ nhanh, bơi lội và đạp xe là một trong những lựa chọn tốt nhất cho người lớn tuổi để cải thiện trí nhớ thông qua tập thể dục
  1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có tác động lớn đến não bộ, không chỉ ảnh hưởng đến mức năng lượng mà còn cả khả năng tập trung, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, điều chỉnh cảm xúc và khả năng sáng tạo. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ đủ giấc đóng một vai trò trong việc củng cố trí nhớ, diễn ra trong giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ.

Trung bình, người lớn cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm là tốt nhất. Một số phương pháp để có giấc ngủ ngon hơn bao gồm:

Hãy tuân thủ một lịch trình thường xuyên để hỗ trợ nhịp sinh học (đồng hồ sinh học). Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng, ví dụ như ngủ lúc 23 giờ và thức lúc 7 giờ sáng.

Tổng hợp: Suckhoedoisong