Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, bởi ngoài lý do ngại ngùng, còn một lý do rất thường gặp, đó là bệnh cứ âm thầm sinh ra do một số tư thế khi làm việc hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt.
Bệnh trĩ không đợi tuổi, nhịp sống hiện đại khiến bệnh trĩ có thể đến với tất cả mọi người. Do đó, có một số nghề nghiệp góp phần làm giãn tĩnh mạch trĩ hàng ngày, đặc biệt là những nghề phải ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng.
Những đối tượng dễ mắc trĩ nhất và nguyên nhân
Như đã nói ở trên, phụ nữ có thai, dân văn phòng, tài xế, người hay bị táo bón thường xuyên được cho là các đối tượng dễ mắc trĩ nhất hiện nay. Mỗi đối tượng có những nguyên nhân mắc bệnh khác nhau cũng như chế phẩm điều trị riêng phù hợp tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân.
1. Phụ nữ có thai có tỷ lệ mắc trĩ có thể đến 50%
Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,…. Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là “bất khả kháng”: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.
2. Người làm việc văn phòng hay ngồi nhiều
Nguyên nhân không quá khó hiểu, bởi công việc văn phòng thường đòi hỏi người lao động phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động, làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng là một trong số những thủ phạm chính gây nên bệnh trĩ. Bên cạnh đó là lượng công việc nhiều, bận rộn căng thẳng dẫn đến không nạp đủ lượng nước cần thiết, kèm theo chế độ ăn bất cân bằng thiếu rau xanh, chủ yếu thức ăn nhanh và thường nhịn đi cầu nên rất dễ gây táo bón và mắc trĩ. Lời khuyên cho những người làm nghề này là nên đi lại khoảng 5 phút sau khoảng 1 giờ ngồi làm việc, cần sinh hoạt ăn uống điều độ và nên luyện tập thể thao đều dặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
3. Tài xế lái xe
Tương tự như dân văn phòng, tài xế lái xe cũng dễ mắc bệnh trĩ do ngồi lâu ở một chỗ ảnh hưởng đến lưu thông máu đến hậu môn, tăng áp lực tĩnh mạch vùng này nên dễ gây ra trĩ. Họ cũng thường nhịn đi đại tiện vì không có thời gian hay điều kiện lái xe đường dài không cho phép đã làm mất dần phản xạ đại tiện, ảnh hưởng đến nhịp độ và tần suất của đại tiện, gây táo bón thường xuyên và dẫn đến trĩ. Mặt khác lại hay uống cà phê, hút thuốc lá và ăn uống thiếu chất xơ.
4. Người lao động nặng nhọc
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng, công nhân xây dựng,…) làm cho áp lực trong ổ bụng trong đó có áp lực tĩnh mạch trực tràng hậu môn tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm làm các mạch này bị chùn dãn, gây ra trĩ.
5. Người bị táo bón lâu ngày và thường xuyên
Táo bón là một bệnh lý của đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng gặp nhiều lần trong đời. Đây là tình trạng đại tiện phân khô cứng, buồn đi vệ sinh mà không đi được. Khi bị táo bón mỗi lần đi vệ sinh phải rặn nhiều, áp lực xuống dồn xuống vùng hậu môn – trực tràng. Việc dồn áp lực lên hệ tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng này sẽ khiến chúng bị giãn nở quá mức và bị cọ sát mạnh. Vì vậy, nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch vùng này bị mất trương lực, dễ chảy máu nếu bị cọ sát mạnh vào thành hậu môn. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.
Dự phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Muốn phòng ngừa bệnh trĩ, đặc biệt với những người đang làm những nghề dễ gây bệnh trĩ, cần có ý thứ dự phòng sớm, bằng cách:
– Sau mỗi giờ làm việc, bạn nên đi lại nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, giảm áp lực cho hệ tính mạch trĩ. Đồng thời, mỗi ngày cần dành khoảng 30 phút để vận động thể lực, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
– Phòng tránh táo bón bởi đó là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ. Trong trường hợp táo bón nặng, nên điều trị bằng các thuốc làm mềm phân, nhuận tràng hoặc chế phẩm bổ sung chất xơ. Nên ưu tiên dùng sản phẩm từ thảo dược.
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
+ Uống nước đầy đủ, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
+ Ăn giàu chất xơ từ hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.
– Điều trị sớm các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
Nếu có bất kỳ vấn đề liên quan tới bệnh trĩ, táo bón, hãy gửi thắc mắc qua hotline 19009204 nhánh 1 để được Bác sĩ tư vấn, giải đáp MIỄN PHÍ trên chương trình tư vấn sức khỏe “CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ” – Phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội vào hồi 9h00 sáng thứ 6 ngày 28/8/2020.
Hoặc tải ứng dụng 365 Medihome để khám online MIỄN PHÍ với Bác sĩ không cần phải đợi chờ.