Theo các chuyên gia y tế, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, ngoài việc uống thuốc điều trị, tập luyện, người cao huyết áp cần có chế độ ăn uống hợp lí tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng và gây ra các biến chứng.

Người cao huyết áp nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất lớn quyết định giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Ngoài việc dùng thuốc kiểm soát huyết áp hàng ngày thì chế độ sinh dưỡng và tập luyện hàng ngày là cách tốt nhất giúp bạn giảm huyết áp. Vì vậy, trong khẩu phần ăn nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, natri, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia.

Ha huyet ap cao nen an gi medihome

 

Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

  • Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
  • Chất đạm: Từ 0,8g đến 1g protein cho một kg cân nặng.
  • Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
  • Chất xơ có nhiều ở rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).
  • Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.

Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.

Cần bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi. Nhìn chung, người bị tăng huyết áp nên ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh.

Cao huyết áp nên ăn uống như thế nào?

Sau đây là một số loại thực phẩm tốt nên có trong chế độ ăn của người cao huyết áp.

Cháo bột yến mạch

Là loại thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và natri thấp, và rất rẻ nên cháo bột yến mạch là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến, cần thiết đối với những người huyết áp cao.

chao-bot-yen-mach-cao-huyet-ap-medihome

Thời điểm lý tưởng để ăn cháo bột yến mạch là vào buổi sáng, bởi cháo bột yến mạch không chỉ có tác dụng trong điều trị huyết áp cao mà còn là loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho cả ngày dài năng động.

Không nên cho thêm đường mà nên bổ sung thêm các loại quả tươi, lạnh để ăn kèm với cháo bột yến mạch.

Khoai tây

Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, trong khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn.

Rau lá màu xanh

Đó là những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ.

Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.

Nên chọn những loại rau tươi xanh vì các loại rau quả đóng hộp thường có thêm natri. Cũng có thể chọn rau quả đông lạnh, vì rau quả đông lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng gần như ngang với các loại rau quả còn tươi, và dễ bảo quản.

Củ cải đường

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sức khỏe của những người mắc bệnh cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Ngoài ra, thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong 24h.

Cách dùng: Có thể ép cải đường lấy nước uống hay nấu chín củ cải đường để ăn hay các món chế biến từ củ cải như món hầm.

Chuối

Nếu muốn cung cấp kali cho cơ thể, bạn không thể bỏ qua quả chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn các loại thực phẩm giàu kali tự nhiên như chuối sẽ tốt hơn nhiều so với những thực phẩm chức năng.

Những loại quả mọng

Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.

Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong gia đình có người bị tăng huyết áp nên chuẩn bị những loại quả mọng này và sử dụng các loại quả này làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.

Sữa không đường

Sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày và rất hữu ích trong việc hạ huyết áp.

Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên ăn những loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.

Cao huyết áp nên làm gì?

Đi bộ là phương thức tập luyện rất tốt nhờ tác dụng làm giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4 đến 5 lần so với bình thường. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Nên tập hít thở sâu vì đây là một thao tác rất đơn giản nhưng có tác dụng to lớn giúp bình ổn huyết áp. Hít thở sâu có tác dụng giảm stress và tạo cơ hội cho người bệnh biết cách kiểm soát huyết áp của mình. Nên dành khoảng 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở. Hít thở càng sâu càng tốt. Ngoài ra có thể tham gia thêm một lớp học yoga.

Hạn chế các loại thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…

Không nên ăn các món chế biến từ nội tạng và mỡ động vật, thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội, da gia súc và gia cầm, sản phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên.

Hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol từ các loại thực phẩm.