Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đường chính là bước cần thiết để lựa chọn cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim. Cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đường chính là bước cần thiết để lựa chọn cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả nhất.

nguyen-nhan-benh-tieu-duong-medihome

NGUYÊN NHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) LÀ GÌ?

Để biết được nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Trao đổi glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại chính, đó là: Tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2, và tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy chứ không phải các yếu tố bên ngoài. Điều này gây ra việc thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết trong máu

Nếu bạn bị tiểu đường type 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ sớm. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân tiểu đường type 1. Tuy nhiên,  các bác sĩ cho rằng nguyên nhân tiểu đường type 1 có thể từ sự di truyền hoặc do môi trường. Bạn có nguy cơ mắc tiểu đường type 1 cao hơn nếu rơi vào những trường hợp sau đây:

  • Mẹ hoặc anh chị mắc tiểu đường type 1
  • Trong cơ thể hiện diện kháng thể bệnh tiểu đường
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc các sữa bột nguồn gốc từ sữa bò, và sử dụng các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi

Bệnh tiểu đường type 2

Đây là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin, là loại tiểu đường phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành, tuy nhiên, do tỷ lệ béo phì ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ béo phì ở trẻ vị thành niên ngày một tăng cao

Khi mắc tiểu đường type 2, các tế bào của bạn kháng thể Insulin, tuyến tụy không thể sản xuất Insulin để cung cấp đủ cho cơ thể. Thay vì di chuyển để tạo ra năng lượng cho cơ thể, đường sẽ tích tụ trong máu.

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai của phụ nữ. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi mẹ bầu chuyển dạ.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mờ mắt;
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

KHI NÀO BẠN NÊN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, bạn cần phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn:

  • Có cảm giác buồn nôn và yếu tay chân;
  • Cảm thấy khát nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên kèm với đau vùng bụng;
  • Thở gấp hơn