Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Bệnh tiểu đường trong những năm gần đây phát triển ngày 1 tăng ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh nhân tiểu đường cần kiêng ăn gì để tránh những biến chứng có thể xảy ra? Nguyên nhân một phần là do lối sống ăn uống, sinh hoạt cộng với lười vận động.  Sau đây sẽ là thông tin về các loại thực phẩm cần tránh. Giúp người bệnh từng bước thoát khỏi gánh nặng về căn bệnh tiểu đường.

Kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Việc kiêng đường, đồ ngọt dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Bệnh nhân nếu kiêng hoa quả ngọt sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ và các yếu tố vi lượng. Mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy yếu thể chất vốn có.

Bệnh nhân tiểu đường nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn. Kiểm soát năng lượng hàng ngày: bổ sung đầy đủ carbohydrate (đường), protein, lipid. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Nếu thấy khó khăn trong việc kiểm soát này hãy tìm hiểu tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

Vì khi bị bệnh tiểu đường tức là lượng đường trong cơ thể của bạn đã vượt quá chỉ số cho phép. Nên bạn không nên ăn các thực phẩm chứa đường thêm nữa. Các loại thực phẩm có vị quá ngọt nên tránh là kẹo, bánh ngọt, hoa quả ngọt, nước ngọt,…

Bệnh tiểu đường nên kiêng tinh bột

Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì? Việc ăn nhiều cơm trong mỗi bữa ăn là không nên vì trong tinh bột chứa nhiều đường có thể khiến bệnh tình của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể thay thế cơm bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
Hạn chế ăn gạo trắng

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều gạo trắng sẽ làm cho bệnh tình của họ thêm trầm trọng hơn vì nó làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy, người tiểu đường nên ăn gạo lứt vì loại gạo này có tác dụng làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu, cung cấp nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bánh mì trắng chứa lượng carbohydrate cao không tốt với những người bị tiểu đường vì nó có thể làm tăng mức đường huyết.

Kiêng sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa, cholesterol có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, lòng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ, sữa,…Việc ăn nhiều chất này sẽ khiến cho cơ thể bạn có thể tăng cân nhanh chóng và khó có thể kiểm soát được đường huyết.

Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì? Đó là các chất béo bão hòa, cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật

Bệnh tiểu đường kiêng thức ăn nhanh

Những loại thực phẩm này đặc biệt không tốt cho cơ thể kể cả những người bị bệnh tiểu đường lẫn những người bình thường không mắc bệnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc ăn những loại thực phẩm này.

Thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền, mỳ ăn liền cần phải kiêng kỵ tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây khô, sữa

Không nên uống sữa: Sữa chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng insulin nên không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần, bạn có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.

Trong trái cây khô có chứa lượng đường tự nhiên nhiều và trong sữa có chứa nhiều chất béo làm giảm đề kháng isullin đặc biệt không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại trái cây hoặc sữa ít đường, không đường.

Hoa quả quá ngọt hay trái cây sấy khô rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, trái cây sấy khô lại chứa lượng đường tự nhiên rất cao. Làm nồng độ đường trong máu tăng vọt, vì thế người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nó.

tieu-duong-nen-kieng-an-gi-medihome

Bệnh tiểu đường kiêng ăn thực phẩm chứa cồn

Người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng nước ngọt có ga hay nước có vị ngọt quá đậm, những loại nước ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng

Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa. Các thức uống này khi kết hợp cùng những loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Biết khi nào nên ngừng ăn kiêng

Nên ngừng ăn kiêng nếu đường huyết dưới 70 mg/dL. Điều này cho thấy hạ đường huyết. Trong trường hợp hạ đường huyết. Điều quan trọng là phải ngừng ngay việc ăn kiêng và điều trị tạm thời bằng thực phẩm hoặc đồ uống có chứa carbohydrate. Thực tế, nguy cơ hạ đường huyết cao gấp 4,7 lần so với bình thường ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Và 7,5 lần lớn hơn bình thường ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bạn cũng nên ngừng ăn kiêng nếu lượng đường trong máu của bạn đạt trên 300 mg/dL. Bạn sẽ cần một liều điều chỉnh insulin để ngăn đường trong máu tăng cao hơn nữa.

Lập kế hoạch ăn kiêng cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Hãy kết hợp chế độ ăn kiêng xen kẽ với các bữa ăn bình thường. Bạn ăn theo chế độ ăn uống bình thường đều đặn mỗi ngày. Sau đó ăn ít hơn 600 calo vào ngày hôm sau, lặp lại mô hình này trong suốt cả tuần. Kế hoạch 5: 2 được sử dụng phổ biến, trong đó bạn ăn theo chế độ ăn uống hàng ngày 5 ngày/tuần. Sau đó cắt giảm khoảng 500 – 800 calo trong 2 ngày còn lại.

Kéo dài thời gian giữa các bữa ăn: Là khi bạn thực hiện việc ăn uống tuân theo giờ giấc. Ăn theo một số giờ quy định. Chẳng hạn, trong kế hoạch 8 giờ, bữa ăn đầu tiên trong ngày của bạn vào lúc 10 giờ sáng thì bữa ăn thứ hai vào lúc 6 giờ chiều, sau đó không ăn thêm cho đến 10 giờ sáng ngày hôm sau.

Một số người có thể nhịn ăn trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần/lần – ví lý do nào đó. Nhưng không nên nhịn ăn quá 24 giờ khi bạn bị tiểu đường vì có thể gây nguy hiểm.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Nên dùng các loại thịt nạc: Thịt bò, cá, gà, vịt chỉ nên sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Khi chế biến thức ăn, nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè để nấu. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.

Ăn nhiều rau xanh: Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp, mướp… đều phù hợp với người tiểu đường. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường. Làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.

Tăng thêm trái cây: Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… . Bạn đều có thể ép nước, làm salad ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn chính. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.

Những lưu ý dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Ngoài việc bệnh tiểu đường cần phải kiêng ăn gì cho hợp lý thì bạn cũng nên chú ý đến việc chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Điều này có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu của người bệnh.

Bạn nên ăn uống hợp lý, đúng giờ, không để bụng quá đói hoặc quá no. Nên vận động nhẹ nhàng theo chỉ định, các bài tập của bác sĩ. Phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại để hạn chế các biến chứng của bệnh.

Tất cả các thông tin được tổng hợp chỉ mang tính tham khảo. Để có chế độ ăn chính xác nhất, bạn nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.